1.Sự linh hoạt
Với dân văn phòng, việc phải di chuyển mỗi ngày và mang theo một chiếc laptop nặng cồng kềnh thực sự là một nỗi ám ảnh. Do đó, yếu tố tiên quyết bạn cần ưu tiên khi lựa chọn laptop chính là sự linh động của laptop.
Các dòng laptop văn phòng mỏng nhẹ sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho việc di chuyển, mang vác. Ngoài ra bạn cũng nên chọn một chiếc laptop có thiết kế đẹp mắt, nên ưu tiên thiết kế kim loại do tính thẩm mỹ và khả năng chịu va đập tốt hơn. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc, thuyết trình với khách hàng, việc laptop có thiết kế đẹp mắt cũng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
2.Màn hình tốt
Với đặc thù công việc phải tiếp xúc thường xuyên với màn hình laptop, bạn nên lựa chọn một màn hình có chất lượng hiển thị hình ảnh tốt, góc nhìn rộng để tối ưu cho việc sử dụng. Điều này giúp bạn tránh được hiện tượng mỏi mắt khi phải làm việc trong thời gian dài.
Chắc hẳn bạn cũng đã nghe về tác hại của ánh sáng xanh nhân tạo từ các thiết bị điện tử. Ánh sáng này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mỏi mắt, mất ngủ,..... Vậy nên khi chọn mua laptop dùng cho văn phòng, bạn nên quan tâm thêm các yếu tố phần mềm hoặc tính năng của máy giúp lọc bỏ lượng ánh sáng này để bảo vệ sức khỏe mắt về lâu dài.
3.Cấu hình và khả năng nâng cấp
Nhu cầu sử dụng laptop cho nhân viên văn phòng cũng khá đa dạng. Ngoài tiêu chí lựa chọn laptop mỏng nhẹ thì dân văn phòng còn rất nhiều tiêu chí khác. Nếu công việc của bạn chỉ thực hiện các tác vụ bình thường như đánh máy, lướt web, và các phần mềm cơ bản thì một chiếc laptop cấu hình tầm trung core i3, i5 là được.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể ưu tiên các dòng chipset thế hệ mới, do hiệu năng sẽ được cải thiện đáng kể. Máy chỉ cần một GPU tích hợp là quá đủ cho nhu cầu sử dụng thông thường. Còn nếu bạn là designer, lập trình viên hoặc làm các công việc đòi hỏi đồ họa hay chạy các phần mềm nặng, bạn nên ưu tiên các dòng chip mạnh hơn cùng một card đồ họa rời.
Và trong bất kì trường hợp nào, bạn cũng nên lựa chọn một ổ cứng với dung lượng lớn cùng RAM tối thiểu 4GB nhằm tăng tốc độ khởi động và khả năng đa nhiệm của máy. Yếu tố cuối cùng cần quan tâm là khả năng nâng cấp của máy để có thể sử dụng được trong thời gian dài.
4.Các cổng kết nối
Bạn nên lựa chọn laptop với hỗ trợ đa dạng các cổng kết nối cả mới lẫn cũ, sẽ thuận tiện hơn cho việc liên kết các thiết bị khác trong công việc. Ngoài ra điều này còn giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí không nhỏ để đầu tư vào các đầu kết nối trung gian.
5.Khả năng chịu sốc
Những dòng laptop cho dân văn phòng có ổ SSD sẽ có khả năng chống sốc tốt hơn so với ở đĩa cơ truyền thống. Cùng với đó nhà sản xuất thường tích hợp những công nghệ an toàn như cảm biến rơi tự do. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những laptop sử dụng chất liệu vỏ kim loại và khung magie để có thể tăng cường khả năng chống sốc cho máy.
6.Ổ cứng SSD
Để cho máy khởi động nhanh, tốc độ xử lý tốc hành thì phải là ổ cứng SSD, bạn nên bỏ qua các máy có ổ cứng HDD nhé, bởi vì nó sẽ làm bạn thất vọng vì máy load quá chậm, có khi treo máy. Thực tế có rất ít mẫu được trang bị sẵn SSD trừ Surface Laptop hoặc MacBook. Do đó bạn có thể chọn mua mẫu nào đó rồi đầu tư thêm 1 triệu nữa để trang bị ổ cứng SSD cho máy nhé.
7.Tuổi thọ Pin dài
Hãy tự chuẩn bị cho mình là một nhân viên chuyên nghiệp , giả sử bạn đang thuyết trình về dự án sắp tới, máy bị hết pin, hoặc ổ cắm mất điện từ lúc nào. Nếu bạn sử dụng máy pin ” trâu” thì tuyệt vời, còn máy pin sập yếu thì lúc đó bạn rất thất vọng. Bởi vậy hãy tìm một chiếc máy tính xách tay cho giới văn phòng có khoảng hơn 9 giờ sử dụng khi sạc đầy pin. Một số model còn có tùy chọn mở rộng dung lượng pin nếu bạn có nhu cầu.
8.Tính bảo mật
Đang là việc nhạy cảm tuy nhiên hết sức quan trọng. Vấn đề bảo mật laptop trong công ty thì cần nên làm và phải làm ngay nếu như công ty bạn đông nhân viên. ( Tôi không có ý nói xấu nhé, nhưng 90% các bạn sẽ đều đồng tình với tôi điều này.
Hiện nay các nhà sản xuất của các hãng laptop đều có đưa ra giải pháp là trang bị khả năng bảo mật vân tay, công nghệ mã hóa phần cứng, phần mềm mã hóa dữ liệu…. Nếu bạn có nhiều tài liệu quan trọng thì đừng bỏ qua điều này nhé. Còn nếu công việc của bạn tầm thường, không sợ rò rỉ không tin, hoặc có mất cắp tính cũng không sao thì không cần yêu cầu cao vậy nhé.